Sau khi đã thực hiện đầy đủ những bước chuẩn bị trước khi mang thai một cách tươm tất chắc hẳn bạn đã đạt được thành quả tốt đó là sắp được làm mẹ rồi đúng không? Vậy thì Momxinh chúc 2 mẹ con bình an và sức khỏe suốt 9 tháng 10 ngày nha. Và mẹ đừng chủ quan mà hãy tìm hiểu thật kĩ những điều cần biết khi mang thai lần đầu để cùng con khỏe mạnh trong suốt thai kì nhé.
Dấu hiệu mang thai lần đầu
Có thể lần đầu tiên mang thai, chị em sẽ chưa thể biết được đâu là dấu hiệu có thai sớm. Mà có thể, khi đã có bé rùi chị em vẫn thấy những dấu hiệu này thì cũng đừng quá lo lắng vì đây hoàn toàn là những biểu hiện phổ biến của những phụ nữ thời kì đầu mang thai.
- Chậm kinh
- Nhạy cảm với mùi vị và không còn thói quen ăn uống như cũ
- Đau ngực
- Thân nhiệt tăng
- Đi tiểu thường xuyên
- Chảy máu nhẹ vùng kín
- Đau đầu hoa mắt chóng mặt
- Tâm trạng khó chịu bất thường…
Khám thai định kỳ
Trước đây khi khoa học, y tế còn chưa phát triển thì việc khám thai định kì có thể coi là khá xa xỉ. Nhưng ngày nay, khi mà cuộc sống có quá nhiều độc hại do môi trường sống, thực phẩm, nhiễm độc, bệnh tật… và người mẹ mang thai phải đối đầu với biết bao nguy hiểm thế nên bản thân khi mang thai không thể coi nhẹ việc khám thai định kỳ được. Bởi đây là cách tốt nhất giúp mẹ biết được sự phát triển của bé và tình hình sức khỏe của mẹ như thế nào để còn có biện pháp khắc phục kịp thời.
Bạn nên đến khám thai định kỳ mỗi tháng 1 lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo con luôn phát triển bình thường và khỏe mạnh trong suốt 9 tháng 10 ngày.
Tiêm vắc xin khi mang thai
Trong quá trình mang thai mẹ cũng nên tìm hiểu các vấn đề về tiêm vắc xin để phòng ngừa bệnh tật cho bé.
Các loại vắc xin mà mẹ nên tiêm khi mang thai như:
- Vắcxin viêm gan B: không gây nguy hiểm cho thai nhi.
- Vắc xin viêm gan A: nên tiêm nếu có nhiều khả năng mắc bệnh này.
- Vắcxin phòng cúm: nên tiêm trước khi vào mùa cúm.
- Vắc-xin uốn ván, bạch hầu và ho gà: nên tiêm từ tuần 27–36.
- Vắc-xin viêm màng não.
Còn một số loại vắc xin khi mang thai mẹ không nên tiêm như:
- Vắc xin cúm LAIV.
- Vắc xin ngừa HPV.
- Văc xin ngừa sởi, quai bị và sởi Rubella.
- Vắc xin bại liệt (IPV).
Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin trong giai đoạn đang mang thai cũng rất cần đến sự tư vấn của bác sĩ. Thế nên hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin và tìm đúng địa chỉ uy tín để tiêm phòng nha.
Phụ nữ mang thai nên ăn gì?
Vấn đề về dinh dưỡng cho mẹ đang mang thai cũng rất quan trọng, bởi nó liên quan đến vấn đề sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Bé có được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển và đủ cân nặng không đều phụ thuộc vào chế độ ăn uống của mẹ.
Vậy bà bầu nên ăn gì?
Thời gian mang thai | Dưỡng chất cần bổ sung |
3 tháng đầu | Axit folic và vitamin B12 giúp chống dị tật ống não cho bé |
6 tháng cuối thai kì | Canxi, sắt, chất béo |
Cụ thể các thực phẩm cần bổ sung cho bà bầu khi mang thai:
Tên dưỡng chất | Vai trò | Nguồn thực phẩm |
Protein | Phát triển tế bào | Thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các loại hạt họ nhà đậu… |
Carbohydrates | Sản xuất năng lượng | Bánh mì, ngũ cốc, gạo, khoai tây, mì, trái cây, các loại rau |
Canxi | Cấu tạo xương và răng, tăng cường sức mạnh cơ bắp, chức năng thần kinh | Sữa, phô mai, sữa chua, cá trích, cá hồi nguyên xương, rau dền… |
Sắt | Cấu tạo tế bào màu đỏ | Thịt nạc đỏ, rau dền, ngũ cốc, hạt bí đỏ, bơ đậu phộng, hào |
Vitamin A | Cải thiện tầm nhìn, cho làn da khỏe, phát triển xương | Cà rốt, khoai lang, các loại rau lá xanh thẫm |
Vitamin C | Làm răng lợi khỏe, hỗ trợ cho việc tiêu hóa chất sắt | Các loại quả thuộc họ cam chanh, khoai tây, súp lơ xanh |
Vitamin B6 | Cấu tạo tế bào máu đỏ, giúp chuyển hóa tốt chất đạm, chất béo và carbohydrates | Thịt heo, ngũ cốc nguyên hạt, chuối |
Vitamin B12 | Cấu tạo tế bào máu đỏ, duy trì hoạt động của hệ thần kinh | Thịt, cá, gia cầm, sữa (Nếu ăn chay mà không uống sữa, bạn cần uống bổ sung vitamin B12) |
Vitamin D | Cho răng và xương khỏe, hỗ trợ hấp thụ canxi | Sữa và các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, bánh mì và ánh nắng mặt trời |
Axít Folic | Giúp sản xuất máu và protein, hỗ trợ chức năng của các enzyme, phòng dị tật thai nhi | Rau lá xanh, các loại quả màu vàng sậm, đậu, đậu hà lan, các loạt hạt |
Chất béo | Dự trữ năng lượng cho cơ thể | Thịt, sữa nguyên kem, các loại hạt, bơ đậu phộng, dầu thực vật (Chất béo chỉ nên chiếm tối đa là 30% lượng năng lượng hấp thu mỗi ngày) |
Cách đối phó với các cơn ốm nghén
Khi mang thai ở 3 tháng đầu các bạn sẽ phải chịu đựng những cơn ốm nghén khủng khiếp. Có mẹ nghén nhiều có mẹ nghén ít. Tuy nhiên, cũng nên có những cách đối phó làm giảm bớt ốm nghén như:
- Không nên ăn các loại thực phẩm có mùi đực trưng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên dán, xào…
- Đừng để bụng bị đói, có thể ăn thành nhiều bữa trong ngày.
- Không nên uống trong bữa ăn. Các loại thức uống: nước, sữa, nước hoa quả… cần uống trong thời gian chờ giữa các bữa ăn.
- Để giảm nghén có thể dùng thêm một số loại thức ăn như: quế, húng quế, hạt mùi, bạc hà, chanh, gừng…
Tránh xa các loại chất kích thích khi mang thai
Một trong số những điều cần biết khi mang thai lần đầu là bạn đừng nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ có ga… Các loại này khi lạm dụng trong thời gian mang thai sẽ không tốt cho bé yêu phát triển nên hãy tránh xa nhé.
Cẩn thận khi phải dùng đến thuốc
Thuốc tây là không tốt cho thai nhi, đặc biệt có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bé nên bạn cần cẩn thận không để mắc bệnh đến mức phải dùng đến thuốc để chữa trị. Hạn chế tối đa việc dùng thuốc khi mang thai. Hoặc nếu bắt buộc phải dùng thì cần có sự đồng ý của bác sĩ chứ không nên tự ý uống thuốc.
Vận động nhẹ nhàng
Khi mang thai cần tránh vận động mạnh đó là điều ai cũng biết. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên quá bị động mà hãy tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên để chuẩn bị sức lực đến khi lâm bồn.
Tránh stress khi mang bầu
Hãy luôn giữ cho tinh thần thoải mái khi mang thai để không ảnh hưởng đến bé yêu nhé. Tuy rằng lúc mang thai các mẹ sẽ hay cáu gắt nhưng hãy nghĩ đến con yêu mà hạ hỏa nhé. Giữ tinh thần thoải mái cũng là cách tốt để giảm bớt mệt mỏi do các cơn ốm nghén gây ra.
Trên đây là những điều cần biết khi mang thai lần đầu, các mẹ hãy ghi nhớ để có một sức khỏe dồi dào cho cả mẹ lẫn con trong suốt thai kì nhé.