Con gái đã đến tuổi đi học. Mình lại có muôn vàn những nổi lo mới. Trong đó có một vấn đề mà mình nghĩ rất nhiều người mẹ khác cũng đang quan tâm hàng đầu. Đó là vấn đề cách dạy con khi bị bạn đánh.
Bất cứ đứa trẻ nào, dù trai hay gái thì đến tuổi đi học cũng sẽ gặp trường hợp bị bạn đánh. Và chúng ta những người làm cha làm mẹ cần xử lý thế nào cho đúng?
Khái niệm Đúng ở đây thật khó định nghĩa phải không các bạn. Bởi lẽ giải quyết như thế nào hợp lý còn phụ thuộc quan điểm của mỗi bậc phụ huynh nữa. Có người thì sẽ dạy con phản kháng lại bạn, có người thì dạy con mách cô…
Và mình đã tham khảo rất nhiều các nguồn để có được hướng giải quyết của riêng mình. Bởi trong hành trình dạy con, bản thân mỗi người mẹ đều cần phải học hỏi thêm rất nhiều.
Mình được biết, để xử lý vấn đề này, những người mẹ Nhật Bản đã có những lời khuyên về hướng giải quyết khá hay và phù hợp. Các mẹ hãy cùng tham khảo nhé.
Cách dạy con của người nhật khi bị bạn đánh
Trong văn hóa Nhật Bản, giáo dục trẻ em thường tập trung vào giáo dục về tôn trọng, hòa bình và sự tự lập. Khi con bị bạn đánh, người Nhật có thể áp dụng những phương pháp sau đây:
Dạy con về nơi an toàn
Hãy cho con biết rằng, ngay khi con cảm thấy mình bị bắt nạt thì việc đầu tiên là con hãy tìm một nơi an toàn để có thể chạy trốn, đảm bảo an toàn cho bản thân. Đó có thể là trong phòng tự học (nơi có nhiều bạn bè khác), phòng giáo viên (nơi có giáo viên), phòng y tế…. Dù là nơi nào đi chăng nữa thì việc con có thể đảm bảo an toàn cho bản thân là điều rất quan trọng.
Có thể nhiều mẹ sẽ nghĩ; “đây là bỏ trốn”, “bỏ trốn là hèn nhát”. Tuy nhiên trong trường hợp con bạn bị quây đánh hoặc bị bắt nạt bởi nhiều đối tượng học sinh khác thì việc rút lui tạm thời, đảm bảo an toàn và tính mạng cho bản thân là điều nên làm trước tiên.
Tuỳ vào từng tình huống, hãy dạy con nên phản kháng hay tìm nơi an toàn trước.
Học Kỹ Năng Giải Quyết Xung Đột
Khích lệ con tìm ra cách giải quyết xung đột một cách hòa bình. Giáo dục về sự hợp tác và lắng nghe đối tác.
Hướng Dẫn Tự Quản Lý Cảm Xúc
Dạy con cách kiểm soát và quản lý cảm xúc của mình. Điều này có thể giúp trẻ học cách tự bảo vệ trước những tình huống xung đột.
Khuyến Khích Giao Tiếp
Hướng dẫn con cách trò chuyện và thể hiện cảm xúc của mình một cách rõ ràng. Giao tiếp là một phần quan trọng trong việc giải quyết xung đột.
Giáo Dục về Tôn Trọng
Truyền đạt giáo dục về tôn trọng đối với người khác. Giảng dạy cho con về sự quan trọng của việc đối xử với người khác như mình muốn được đối xử.
Thể Hiện Sự Quan Tâm
Thể hiện sự quan tâm và lắng nghe đối với tâm lý của con. Điều này có thể giúp con cảm thấy được hỗ trợ và không cô đơn.
Hỗ Trợ Tâm Lý
Nếu cần, hỗ trợ tâm lý cho con. Có thể bao gồm việc thảo luận về cảm xúc, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn, hoặc thậm chí là việc tham khảo ý kiến chuyên gia nếu tình huống quá phức tạp.
Hợp Tác với Trường Học và Gia Đình
Liên kết giáo dục giữa trường học, gia đình và xã hội. Cộng đồng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giáo dục trẻ em.
Nhớ rằng, các gia đình và cá nhân có thể áp dụng những phương pháp khác nhau dựa trên tình huống cụ thể và giáo dục gia đình. Quan trọng nhất là tạo ra một môi trường an toàn và hỗ trợ để con có thể phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội tích cực.
Thông thường, khi đối diện với các cuộc xung đột, sẽ rất khó để giữ bình tĩnh. Nhiều bậc cha mẹ có thể sẽ dạy con đầu tiên nên phản kháng lại bạn. Và điều quan trọng là con phải biết tự bảo vệ bản thân. Mình cũng nghĩ, vấn đề quan trọng nhất là phải dạy con tự bảo vệ mình: phản kháng lại theo cách tự vệ nếu có thể hoặc tìm nơi an toàn. Chứ không phải cứ ngồi im mặc cho bạn đánh. Như vậy con không chỉ ngày càng nhút nhát mà bạn cũng sẽ được đà mà ngày nào cũng bắt nạt con.
Thế nên cha mẹ hãy luôn bên con, theo sát, tâm sự cùng con để hiểu rõ tâm sinh lý cũng như tính cách của con để dạy con hành động phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện.
Dưới đây là một bài thơ hay về cách người nhật bản dạy con mà mẹ Pi đọc được trên mạng nên copy về cho các mẹ đọc cùng cho vui:
Người Nhật luôn quan niệm
Học giỏi, thông minh
Không bằng nhân cách tốt
Trung thực và có tình
Còn làm việc gì đấy
Không tổn hại tới ai
Vô hại, không nguy hiểm
Thì kệ, đừng xen vào
Phải dạy cho con hiểu
Thất bại là bình thường
Ngã thì tự đứng dậy
Không chờ người ta thương
Khi con lên 5 tuổi
Hãy dạy cách tiêu tiền
Hàng tuần cho tiền lẻ
Có kiểm soát, tất nhiên
Trẻ con hay ốm vặt
Không đáng lo việc này
Không đáng lo cả việc
Con dang nắng suốt ngày
Cứ để chúng thoải mái
Tiếp xúc với thiên nhiên
Nhờ vậy mới cứng cáp
Dạn dày khi lớn lên
Về phần mình bố mẹ
Phải đảm bảo hàng ngày
Chơi với con, dù bận
Các trò chơi thơ ngây
Là làm cho con cười
Tiếng cười rất quan trọng
Giúp đứng vững trong đời
Môi trường sống – học tập
Rất quan trọng vì con
Hãy luôn cố gắng để
Dọn tới nơi tốt hơn
Phải dạy: ở trường học
Luôn ăn nói ôn tồn
Không được đánh ai trước
Nhưng người nào đánh con
Thì phải cố đánh lại
Không mách cô, kêu la
Lúc về, nếu không muốn
Không kể cùng cả nhà
Học không cứ nhất thiết
Cầm cuốn sách ê a
Học có chơi có nghịch
Là la hét váng nhà
Tạo cho chúng cơ hội
Tự khám phá bản thân
Rồi khám phá thế giới
Điều ấy rất, rất cần
Với con phải tôn trọng
Tế nhị và thông minh
Phải cho con tự quyết
Các “vấn đề” của mình
Cha mẹ nào cũng thương con
Nhưng quyết không nuông chiều
Không ép con ăn
Trẻ con không chịu được đói
Khi đói trẻ sẽ tự ăn
Tuyệt đối không bắt ép
Không quát mắng, cằn nhằn
Ăn là việc nghiêm túc
Ngồi ghế, phải rửa tay
Không bạ đâu ăn đấy
Phải đúng giờ hàng ngày
Phải dạy con dũng cảm
Chịu trách nhiệm của mình
Dạy con biết chờ đợi
Dạy về nghĩa, về tình
Phải dạy con: cuộc sống
Cho và nhận hai chiều
Và rằng người hạnh phúc
Thường nhận ít, cho nhiều
Phải dạy con trung thực
Bằng cách chính mẹ cha
Không bao giờ nói dối
Ngoài đời và trong nhà
Không ai dám nói cách dạy con của mình là đúng. Và cũng không có cách dạy con như thế nào là chuẩn cả phải không các mẹ. Bởi vì nó còn tuỳ thuộc vào quan điểm, cách sống, môi trường, điều kiện của mỗi gia đình. Chúng ta hãy chỉ cố gắng dạy con những điều hay lẽ phải, dạy con tốt nhất trong điều kiện có thể của bản thân.
Chúc ba mẹ và các con luôn vui khoẻ.
Có thể mẹ quan tâm: