Lần đầu làm mẹ có lẽ không chỉ riêng mình mà bất kì người phụ nữ nào cũng đều bỡ ngỡ với 3 từ trẻ sơ sinh. Rất nhiều những câu hỏi xoay quanh vấn đề định nghĩa trẻ sơ sinh, quy định về độ tuổi trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh là giai đoạn nào… đều là những thắc mắc nhiều bạn chưa biết. Vậy trong bài viết này bạn hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết trước khi đón con yêu chào đời nhé.
Định nghĩa trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh là gì? Trẻ sơ sinh hay được biết là một đứa trẻ vừa mới được sinh ra từ trong bụng mẹ. Lúc bé vừa mới chào đời, lần đầu tiên nhìn thấy thế giới bên ngoài, đó là lúc bé được gọi là trẻ sơ sinh.
Quy định về độ tuổi trẻ sơ sinh
Nhiều bạn thắc mắc trẻ sơ sinh là giai đoạn nào? Hay quy định về độ tuổi trẻ sơ sinh được tính từ khi nào tới khi nào?
Được biết giai đoạn trẻ sơ sinh sẽ được tính từ khi trẻ vừa lọt lòng mẹ và được cắt rốn cho tới khi trẻ được 30 ngày (1 tháng tuổi).
Trẻ sơ sinh bao gồm trẻ sơ sinh đủ tháng và trẻ sơ sinh thiếu tháng.
Mình hay tham gia cá hội nhóm nuôi dạy con, lần đầu làm cha mẹ. Được chị em chia sẻ về khóa học online Học làm cha mẹ rất hữu ích.
Bạn hãy tham khảo khóa học dạy con này qua video giới thiệu sau:
https://youtu.be/ZXjMmTXbmnI
Khóa học dạy con đúng cách này cung cấp những kiến thức cơ bản nhất mà một người làm cha mẹ bắt buộc phải biết như: Thiết lập môi trường gia đình làm nền tảng cho sự phát triển của trẻ; hiểu về não bộ và tâm lý trẻ; hiểu được trí thông minh, tính cách và cảm xúc của trẻ…
Hãy xem các bậc cha mẹ đã từng học qua khóa học này đánh giá như thế nào?
Nếu bạn lần đầu làm cha mẹ, và đang rất bỡ ngỡ, cần được giải đáp nhiều vấn đề thì có thể tham khảo khóa học để biết thêm chi tiết. Đừng để sự kém hiểu biết của mình ảnh hưởng đến quá trình nuôi dạy con!
Trẻ sơ sinh đủ tháng
Định nghĩa trẻ sơ sinh đủ tháng
Trẻ sơ sinh đủ tháng khi tuổi thai (tính từ ngày đầu của chu kì kinh cuối) được khoảng 37-42 tuần trung bình là khoảng 40 tuần hay 280 ngày. Nói một cách dễ hiểu, trẻ sơ sinh đủ tháng là trẻ được sinh ra trong khoảng từ tuần thứ 37 đến tuần thứ 42.
Đặc điểm bên ngoài của trẻ sơ sinh đủ tháng
Trẻ sơ sinh đủ tháng sẽ có một số đặc điểm bên ngoài như sau:
Các số đo:
- Trọng lượng: bé trai: 3.000g -3.400g, bé gái: 2.800 – 3.200g
- Chiều dài: 50cm
- Vòng đầu: 34cm-35cm
- Vòng ngực: 33cm-34cm
Đặc điểm sinh lý của trẻ sơ sinh đủ tháng
1. Hô hấp
Trẻ sơ sinh đủ tháng sẽ có nhịp thở đều, ngắn với tần số hô hấp khoảng 40-50 lần /phút. Tần số này sẽ giảm dần khi bé lớn đến tuổi dậy thì. Với trẻ sơ sinh đủ tháng, bé sẽ thở bằng mũi nên bạn cần lưu ý không để mũi trẻ bị tắc nghẽn kẻo dẫn đến suy hô hấp.
2. Tuần hoàn
Nhịp tim đều, có thể thay đổi khi trẻ có một số hoạt động như khóc, cử động nhiều. Tần số tim:
- 150 lần/phút sau khi sinh
- 140 lần/phút vào ngày thứ 10
- 120 lần/phút tới 12 tháng tuổi
- 100 lần/phút tới 5 tuổi
Huyết áp lúc mới sinh ra khoảng 60-70 mmhg, cung lượng tim khoảng 150-160 ml/g/phút.
3. Máu
Khối lượng máu trung bình so với trọng lượng cơ thể khoảng: 80ml/kg
Dung tích hồng cầu (Hct) tăng cao lúc sinh 50-60%
Số lượng hồng cầu: 5.000.000 – 5.500.000/mm3
Huyết sắc tố 17-19g/%
Những chỉ số trên có thể giảm dần từ ngày thứ 3- ngày thứ 10 sau khi sinh.
4. Thân nhiệt của trẻ
Khi mới sinh xong, thân nhiệt của trẻ gần giống với thân nhiệt của mẹ nhưng sau đó sẽ giảm. Nếu không mặc đủ ấm thân nhiệt của bé có thể giảm xuống 36 độ hoặc thấp hơn. Bạn nhớ theo dõi thân nhiệt của trẻ để biết tình hình sức khỏe.
5. Tiêu hóa
Ngay sau khi được sinh ra trẻ đã bắt đầu tiêu hóa. Bạn cần cho bé bú sớm nhất có thể vừa giúp bé không bị giảm cân sinh lý, vừa kích thích nguồn sữa mẹ.
Đào thải phân su: Sau sinh ruột trẻ chứa từ 60g-150g phân su có màu xanh đen. Phân su sẽ được thải ra sau sinh khoảng từ 8-10 giờ. Trường hợp phân su thải ra chậm có thể do ảnh hưởng từ ống tiêu hóa dẫn đến hiện tượng trướng bụng, nôn ói. Lúc này bạn cần chú ý để đưa bé đi gặp bác sĩ thăm khám xem có bị dị tật đường ruột hay bất cứ vấn đề gì khác không.
6. Chuyển hóa
Nước trong cơ thể trẻ có tỉ lệ cao, trẻ có thể bị sụt cân sinh lý hoặc bị phù trong những giờ đầu.
7. Thần kinh
Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh lúc này có bề mặt não ít nếp nhăn, mật độ neuron giảm dần và kích thước neuron tăng dần theo tuổi thai, chuyển hóa ái khí chưa đồng bộ, mạch máu có tính thấm cao dễ gây ra xuất huyết não, albumin dễ vào dịch não tủy.
8. Thận
Thận của trẻ sơ sinh trong mấy ngày đầu có chức năng khá kém, ít thải các chất điện giải và chất độc đối với cơ thể, độ thẩm thấu nước tiểu thấp, thận không giữ nước.
Đào thải nước tiểu: Thường thì trẻ sơ sinh sẽ thải nước tiểu lần đầu ngay tại phòng sinh. Đại đa số các trẻ sẽ tiểu trong vòng 24h đầu. Nếu trong thời gian này trẻ không đi tiểu cần chú ý tìm xem có cầu bàng quang không hay phải xem xét phát hiện dị tật đường tiết niệu. Ngày tuổi của trẻ sẽ quyết định số lượng nước tiểu. Với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ già tháng sẽ tiểu ít hơn bình thường do thiếu nước.
9. Hệ sinh dục
Ở giai đoạn bào thai trẻ sẽ chịu ảnh hưởng bởi nội tiết của mẹ nên sau khi được sinh ra có thể có 1 số biểu hiện như:
Hiện tượng cương vú: vú căng phồng, nặn có ít sữa non.
Nếu là bé trai thì tinh hoàn có nước, hiện tượng này không đáng lo ngại vị nó sẽ hết sau tháng thứ 2 hoặc thứ 3 sau sinh.
Nếu là bé gái có thể bị sung huyết, phì đại môi lớn, âm hộ. Một số ít có thể bị ra một chút huyết ở âm hộ. Nếu phát hiện tình trạng này cần phân biệt với xuất huyết đường tiêu hóa và cho trẻ đi khám ngay để xử lý kịp thời.
10. Hiện tượng vàng da
Những ngày đầu sau sinh, trẻ có hồng cầu bị vỡ giải phóng các sắc tố mật sẽ gây nên hiện tượng vàng da sinh lý.
Nếu là trẻ đủ tháng, hiện tượng vàng da có thể xảy ra ở ngày thứ 2 – thứ 3 sau sinh và chấm rứt ở ngày thứ 8-10. Nước tiểu của trẻ có màu vàng chứng tỏ có sự chuyển hóa bilirubin theo nước tiểu ra ngoài.
Nếu là trẻ non tháng do gan chưa trưởn thành nên hiện tượng vàng da sẽ kéo dài hơn
Trong trường hợp phát hiện vàng da sớm trong vòng 36 giờ đầu sau sinh có thể do bé bị nhiễm trùng sơ sinh, bất đồng nhóm máu Rhesus hay nhóm máu ABO, thiếu hụt men G6PD bẩm sinh. Bạn cần để ý để có biện pháp kịp thời.
11. Nội tiết
Trẻ sơ sinh có nhiều nội tiết tố nữ Foliculin từ mẹ (bé gái vú sung và có thể xuất hiện kinh nghuyệt trong 10-12 ngày đầu), tuyến giáp sẵn sàng hoạt động khi vừa sinh để giữ thân nhiệt. Tụy hoạt động ngay khi sinh, tiết ra Insuline, thượng thận to, hoạt động còn kém.
12. Khả năng miễn dịch
Khả năng miễn dịch ở trẻ sơ sinh khá kém: da mỏng, toan thấp, niêm mạc dễ trầy, dễ viêm, miễn dịch tế bào còn kém, thực bào kém, miễn dịch dịch thể chưa hiệu quả, IgG nhận từ mẹ, chủ yếu tác dụng lên vi trùng Gram+.
Như vậy, bạn đã hiểu thế nào về định nghĩa trẻ sơ sinh rồi chứ? Và những thắc mắc như quy định về độ tuổi trẻ sơ sinh hay trẻ sơ sinh là giai đoạn nào? Đặc điểm sinh lý của trẻ sơ sinh đủ tháng đã được giải quyết triệt để trong bài viết này. Mong rằng những bạn đã và đang hoặc vừa mới sinh con sẽ có thêm kiến thức bổ ích nhất hỗ trợ mẹ trong giai đoạn đầu khi mới sinh con có thêm kiến thức về trẻ sơ sinh.
Ah còn nữa… Ngày trước, lúc Pi còn trong độ tuổi trẻ sơ sinh, em ý khi ngủ rất hay bị giật mình. Không biết bé nhà bạn có như vậy không?
Sau đây là những tâm sự của mình về vấn đề: Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình
Rất mong những chia sẻ của mình có thể giúp ích được cho những ai mới lần đầu làm mẹ. Cảm ơn các bạn đã đọc blog của mình.
♥ GÓC CHIA SẺ
Thêm 1 Khóa học online về Phát triển toàn diện cho trẻ từ 0-6 tuổi. Nếu bạn lần đầu làm mẹ, mình nghĩ nó sẽ hữu ích cho bạn.
Bạn nào cần thì tham khảo xem nhé.
Có thể bạn quan tâm: Cách tắm cho trẻ sơ sinh