Nhìn thấy que thử 2 vạch là niềm vui và hạnh phúc lớn nhất của bất kì một người phụ nữ nào. Vậy khi biết mình đã mang thai bạn cần có một thực đơn cho bà bầu phù hợp cũng như đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển toàn diện nhất. Bài viết sau đây sẽ là bảng dinh dưỡng cho bà bầu đầy đủ và chi tiết suốt 9 tháng 10 ngày giúp mẹ khỏe con khỏe, vượt cạn thành công.
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ nhất
Tháng đầu của mẹ bầu sẽ là những thay đổi về nội tiết tố, cơ thể dẫn đến các hiện tượng khó chịu, ốm nghén. Vậy bạn cần một công thức ăn uống phù hợp vừa giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con vừa giảm ốn nghén. Mẹ bầu cần bổ sung các loại thực phẩm giàu:
Chất đạm (Protein)
Bà bầu nên ăn gì khi mang thai tháng đầu. Câu trả lời là cần ăn nhiều thực phẩm chứa chất đạm như: thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các loại hạt, sữa đậu nành, lúa mì…
Hàm lượng đủ dùng: Mỗi ngày cần 10-18 g chất đạm tức là khoảng 50-100gr thịt cá mỗi loại, 100-180 gr đậu hũ, 1-2 ly sữa.
Tác dụng của chất đạm: Giúp phát triển tuyến vú và mô tử cung của mẹ bầu đồng thời giảm thiểu dị tật, sẩy thai, lưu thai, tăng cường trí thông minh cho bé…
Chất sắt
Các thức ăn nhiều sắt như: thịt, gan, tim, rau xanh đậm: bông cải xanh, rau bina, các loại hạt: đậu nành, đậu lăng, vừng, mè…
Hàm lượng sắt hằng ngày cần khoảng 15gr.
Tác dụng của sắt với bà bầu giúp phòng ngừa thiếu máu.
Canxi
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên cần bổ sung đủ canxi có nhiều trong sữa tươi, sữa bò, tôm, cua, rau cải ngọt, rau rền, vừng, mè, đậu cô ve…
Canxi giúp xương, răng phát triển. Nếu thiếu canxi trong giai đoạn mang thai, bé sinh ra có thể bị suy dinh dưỡng hay yếu xương.
Các loại Vitamin B9, C, D
Vitamin B9 hay còn gọi là Acid folic: có tác dụng giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, tật nứt đốt sống trong bào thai, giảm nguy cơ sảy thai, sinh non. Mẹ bầu nên ăn nhiều súp lơ, rau cần, rau diếp, cam, chuối tiêu, củ cải đường, bánh, ngũ cốc, mì ống, các loại đậu, trứng, cá…để bổ sung đầy đủ 600mcg vitamin B9 trong 1 ngày để có thai kỳ khỏe mạnh.
Vitamin C có tác dụng hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ, mạch máu, tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho mẹ bầu. Hãy ăn nhiều hoa quả, rau xanh để bổ sung đủ vitamin C cho cơ thể.
Vitamin D là chất không thể thiếu trong bảng dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên. Vitamin D có tác dụng hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi giúp xương răng phát triển, tăng chức năng thần kinh, miễn dịch chống viêm… Vitamin D có nhiều trong đậu nành, dầu gan cá, chả lụa, dăm bông, xúc xích, ánh nắng mặt trời lúc sớm mai…
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2
Với giai đoạn này thì thực đơn cho bà bầu tháng thứ 2 cần thiết bổ sung thêm: Vitamin B9, sắt, canxi. Ngoài ra còn cần thêm muối I-ốt. Muối I ốt có tác dụng trong việc tạo phôi, phòng tránh suy giáp bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ và giúp thai nhi phát triển hoàn thiện.
Thêm vào đó, mẹ bầu tháng thứ 2 có thể bổ sung thêm nửa bát cơm hoặc hủ tiếu, bún, phở đều được. Và ngoài 3 bữa chính cũng có thể ăn thêm 1-2 bữa phụ gồm bánh, trái cây, sữa chua…để tăng cường sức khỏe cho những tháng sau.
Thực đơn tháng thứ 3
Tháng thứ 3 là đỉnh điểm của những cơn ốm nghén, mẹ sẽ vất vả lắm đây. Cho nên dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3 cần được chú trọng và chuẩn chỉnh.
Thực đơn sẽ bao gồm:
Các loại thực phẩm chứa nhiều: Vitamin B9, B6, D…
Ăn nhiều các loại hoa quả như cam, quýt, các loại rau xanh, khoai tây, trứng, ngoài ra có thể dùng thêm các loại thuốc bổ sung vitamin do bác sĩ kê đơn.
Các loại thịt: Bữa ăn hàng ngày cần bổ sung đủ thịt gà, bò, cá được chế biến kĩ. Có thể nấu cháo thịt, chả thịt… thay đổi khẩu vị.
Các loại sữa: mẹ bầu tháng thứ 3 cần tăng cường thêm chất béo, đạm, đường có hay các Vitamin, khoáng chất, sắt, canxi, taurin, DHA, RA, probiotic, chất xơ trong sữa bột, sữa bà bầu, sữa chua…
Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 4
Mang thai tháng thứ 4 vẫn cần bổ sung đầy đủ các loại Vitamin A, B, C. Các loại thức ăn nhiều sắt, Protein, Canxi
Tháng thứ 5
Bà bầu mang thai tháng thứ 5 sẽ cần bổ sung chất dinh dưỡng gồm có sữa, nước, các loại vitamin và khoáng chất, protein, ngũ cốc.
Tháng thứ 6
Dinh dưỡng cho bà bầu ở tháng thứ 6 cần tăng cường các loại vitamin A, C, D. Nhớ uống nhiều nước ép trái cây tự làm tại nhà để bổ sung vitamin và chất lỏng cho cơ thể tốt nhất. Ngoài ra, mẹ bầu tháng thứ 6 cũng cần bổ sung thêm sắt và giảm thiểu chất béo, các món mặn vì thời gian này nguy cơ tăng cân quá đà, tiểu đường là khá cao.
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7
Tháng thứ 7 mẹ cần bổ sung khoảng 27mg sắt mỗi ngày có trong thịt đỏ, đậu, thịt gia cầm, ngũ cốc… Các loại đồ ăn giàu Protein, Magie. Các mẹ hãy bổ sung 350 – 400mg magie có trong hạnh nhân, cám yến mạch, đậu đen, lúa mạch, atisô, hạt bí ngô… mỗi ngày.
Tháng thứ 7 là giai đoạn thai nhi phát triển trí não nên mẹ cần bổ sung các đồ ăn giàu DHA như trứng, sữa, nước ép trái cây. Canxi cũng là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu trong suốt thai kì không chỉ riêng tháng thứ 7. Ăn nhiều sữa, yến mạch, cá và các loại hải sản để có nhiều canxi tốt cho xương răng của bé.
Tháng thứ 8
Dinh dưỡng ở tháng thứ 8 gồm sắt, protein, chất xơ, canxin. Các dưỡng chất này có trong: thịt, sữa, cá, giò heo, các loại hạt, rau xanh, trái cây, ngũ cốc… Trong tháng mang thai thứ 8 mẹ bầu nên ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì 1 bữa lớn.
Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 9
Đã sắp đi hết con đường, mẹ bầu tháng thứ 9 cần tăng cường các loại Vitamin.
Vitamin B2 có trong: gan động vật, mộc nhĩ đen, lòng đỏ trứng, rong biển, cải tía, cải xanh và các sản phẩm được chế biến từ đậu.
Vitamin C từ các loại rau, trái cây
Vitamin B11 từ hoa quả cam, táo, rau xanh
Vitamin E từ rau lá xanh, ngũ cốc, các loại hạt.
Ngoài ra, mẹ bầu tháng thứ 9 nhớ kiêng ăn cay, nóng, cũng như các món nướng, đồng thời có chế độ vận động nhẹ nhàng giúp vượt cạn dễ dàng và thành công.
Trên đây, Momxinh vừa chia sẻ với các bạn danh sách dinh dưỡng cho bà bầu suốt 9 tháng 10 ngày. Để biết những món ăn nào chứa nhiều các chất dinh dưỡng, các bạn có thể xem bảng thực đơn cho bà bầu sau đây và dựa vào đó để đưa ra cho mình một chế độ ăn uống phù hợp trong suốt thai kì.
Chúc các mẹ 9 tháng 10 ngày mạnh khỏe và vượt cạn thành công.