Cách ghi chép thông minh không chỉ cần thiết đối với các bạn học sinh, sinh viên mà đối với cả những người trưởng thành như chúng ta thì việc ghi chép thông minh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Tầm quan trọng của ghi chép thông minh
Đối với học sinh, sinh viên
Ghi chép thông minh giúp các bạn học sinh, sinh viên tổng hợp được các ý chính sau khi nghe giảng. Từ đó duy trì được sự tập trung trong suốt buổi học. Ghi chép thông minh thuộc bài tại lớp giúp tăng hiệu quả học tập lên gấp nhiều lần.
Thay vì việc bạn mất vài tiếng đồng hồ để học thuộc bài cũ thì chỉ cần 15-20 phút thôi bạn đã ghi nhớ trọn vẹn những gì thầy cô giảng trên lớp bằng cách ghi chép bài thông minh. Vậy thời gian đó bạn có thể đi chơi hoặc làm bất cứ việc gì mình thích.
Cách ghi chép thông minh sẽ giúp việc học của bạn trở nên nhẹ nhàng và dễ chịu hơn. Bạn sẽ không còn bị nặng nề hay sợ hãi với những tiết kiểm tra bài cũ 15 phút đầu giờ nữa. Cũng như hệ thống kiến thức sẽ được tối ưu và tổng kết giúp ghi nhớ lâu hơn.
Đối với người đi làm
Trong các cuộc họp với đối tác, khách hàng thì bạn phải biết cách ghi chép lại những thông tin chính của cuộc họp để sau đó có thể nắm bắt được trọn vẹn vấn đề. Hay khi tham gia các buổi triển lãm, sự kiện… bạn cũng cần ghi chép lại những vấn đề chính để biết được họ đang nói về cái gì và cái gì là trọng tâm…
Như vậy ghi chép thông minh không chỉ giúp tất cả chúng ta tổng hợp được kiến thức 1 cách logic dễ nhớ nhất mà còn tăng hiệu quả học tập và làm việc.
Bật mí 7 cách ghi chép thông minh mà ai cũng nên thử
7 cách ghi chép thông minh dưới đây có lẻ bạn không nên bỏ qua. Vì chắc chắn nó sẽ giúp các bạn học sinh sinh viên học bài nhanh thuộc và giúp chúng ta tăng hiệu quả công việc.
Phương pháp ghi chép dàn ý
Cách ghi chép thông minh theo kiểu dàn ý còn có tên gọi là ghi chép Outline hay Skeleton Prose. Phương pháp này sẽ phát huy tác dụng tốt nhất đối với các môn học có cấu trúc bài rõ ràng.
Ưu điểm
- Các ý chính của bài giảng sẽ được làm nổi bật theo 1 cấu trúc logic
- Kiểu ghi chép này giúp tăng sự tập trung cho chúng ta
- Giảm thiểu thời gian xem lại và chỉnh sửa
- Ghi chép thông minh theo cách này giúp chúng ta thấy dễ hiểu và rõ ràng hơn
Nhược điểm
- Cách ghi chép bài này không phù hợp dành cho các môn hóa và toán
- Nếu bài giảng quá rối rắm và không rõ ràng thì sẽ khó áp dụng cách ghi chép này.
Cách áp dụng phương pháp ghi chép dàn ý
Ghi theo từng đề mục: Ý chính (main topic) => Ý phụ hoặc khái niệm chính (sub topic or key concept) => Ý bổ sung cho ý phụ (supporting details)…
Cách ghi chép thông minh theo phương pháp Cornell
Phương pháp Cornell có vẻ hơi đặc biệt. Và bạn có thể áp dụng trong mọi môn học, mọi trường hợp.
Ưu điểm
- Giúp bạn ghi chép nhanh và xem lại, sắp xếp thông tin 1 cách có hệ thống
- Tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn
- Trích xuất ra các ý chính một cách nhanh nhất
- Từ bản ghi chép có thể hiểu bài nhanh và giảm thời gian xem lại bài
Nhược điểm
- Chuẩn bị trang note cẩn thận trước khi vào bài học
- Hơi khó thực hiện với những người mới làm quen với phương pháp này
Cách áp dụng ghi chép thông minh theo phương pháp Cornell
Chia trang giấy thành 3 phần như hình dưới đây. Summary là phần ghi Tóm tắt. Cột bên trái chiếm 1/3 diện tích dùng để ghi các gợi ý (Cue). Cột bên phải chiếm 2/3 diện tích trang giấy dùng để Ghi chú (note).
Phần Ghi chú (Note): Cần ghi những gì?
Ghi lại các nội dung chính, phụ mà trong khi nghe giảng bài. Các ý này có thể bao gồm: các công thức, biểu đồ, thời gian, con người, sự vật, điểm mạnh, điểm yếu…
Đồng thời, cột bên trái là phần gợi ý bạn hãy ghi lại những từ khóa gợi ý ngang với phần ghi chú. Hay nói dễ hiểu hơn, phần gợi ý này giúp ta phân tách được nội dung bên phần ghi chú.
Phần Summary là tổng kết của bài giảng. Hãy ghi lại tóm tắt toàn bộ trang ghi chú theo ngôn ngữ của bạn. Có thể trả lời 2 câu hỏi sau:
Tại sao thông tin này quan trọng? và Bạn rút ra được kết luận gì?
Ghi chép đóng hộp (The Boxing Method)
Cách ghi chép thông minh này chưa được nhiều người biết đến. Nhưng nó cũng khá hiệu quả nếu bạn áp dụng đúng cách.
Ưu điểm
- Giúp tăng tính tập trung khi học
- Cải thiện được khả năng ghi nhớ
- Những người dùng ghi chú trên Ipad rất thích hợp sử dụng phương pháp này
Nhược điểm
- Không phù hợp với nhiều loại bài giảng khóa học
- Hơi mất thời gian
- Bài học cần có chủ đề chính và phụ để nối với nhau
Cách ghi chép thông minh dạng đóng hộp
Tạo ra các vùng chứa khép kín dạng hộp để ghi chép các ý liên quan đến nhau. Mỗi hộp này là 1 ý chính của bài giảng. Từ đó khi nhìn vào bảng ghi chép ta sẽ thấy được tổng quan và ý chính bài học.
Ghi chép thông minh tạo bảng
Nếu bạn đang là sinh viên đại học thì đây là cách ghi chép cực kì hiệu quả. Nó áp dụng cho các buổi học về dữ liệu thống kê.
Ưu điểm
- Cấu trúc thông tin bài học rõ ràng
- Xem lại nội dung một cách dễ dàng
- Dễ so sánh dữ liệu
- Giúp ghi nhớ nhiều thông tin
Nhược điểm
- Hơi tốn thời gian
- Với các bài giảng nội dung không rõ ràng thì không nên áp dụng cách chi chép thông minh này
Áp dụng phương pháp ghi chép tạo bảng
Tạo bảng và sắp xếp các thông tin tương ứng. Mỗi cột đại diện cho 1 danh mục. Các hàng sẽ diễn giải cho danh mục ở mỗi cột.
Phương pháp ghi chép thông minh dạng bản đồ
Nếu bài giảng nhiều thì việc bạn biểu diễn nó ở dạng bản đồ là cực kì hợp lí.
Ưu điểm
- Ghi chép dạng bản đồ rất dễ nhìn và khoa học
- Dùng ghi chép thông tin chi tiết một cách ngắn gọn
- Khi muốn chỉnh sửa ghi chú cũng rất dễ dàng
Nhược điểm
- Hơi lãng phí diện tích trang ghi chép
- Nếu ghi chú nhầm vị trí sẽ dễ bị rối
Cách áp dụng ghi chép dạng bản đồ
Bạn sẽ ghi chép theo kiểu tìm ý chính sau đó phân tách thành các nhánh con dạng dễ cây. Điều này cho phép bạn thiết lập mối quan hệ giữa nội dung chính và nội dung phụ.
Phương pháp sơ đồ tư duy (hay còn gọi là Mind Mapping)
Phương pháp này được nhiều doanh nhân áp dụng. Nó sẽ được biểu hiện ở dạng sơ đồ tư duy
Ưu điểm
- Ngắn gọn và xúc tích mọi thông tin
- Giúp bạn sáng tạo thêm được nhiều ý tưởng mới
- Dễ thuộc, dễ nhớ
- Có thể dùng các chữ viết tắt hoặc kí hiệu
Nhược điểm
- Hơi tốn thời gian để hoàn thiện bản đồ tư duy
- Mỗi người sẽ có cách thể hiện sơ đồ tư duy khác nha. Nên rất khó để người khác hiểu được bạn tóm tắt cái gì
Sơ đồ tư duy chỉ nên sử dụng khi bạn muốn giải quyết bất cứ một vấn đề nào đó. Chứ không phù hợp để bạn sử dụng trong các bài giảng vì nó tốn nhiều thời gian.
Ghi chép thông minh tiếp cận 8 hướng (8Q Matrix)
Mô hình này hơi khó hiểu chút. Nhưng cụ thể nó gồm 9 ô với 1 ô ở chính giữa là chủ đề chính. 8 ô bao xung quanh gồm 4 ô là các câu hỏi trọng tâm vào ý chính và 4 ô là các câu hỏi mở rộng. 8 câu hỏi đó chính là: What? Why? Who? When? Where? Which? How? How much/many? Sẽ giải quyết mọi vấn đề ở ô chính giữa.
Cách ghi chép thông minh này phù hợp khi bạn đang muốn lập kế hoạch, tìm cách giải quyết 1 vấn đề nào đó hay phân tích các giải pháp…
Khóa học ghi chép thông minh, thuộc bài tại lớp
Nếu sau khi áp dụng 7 cách ghi chép trên mà bạn vẫn không thể đạt được kết quả như mong đợi thì hãy tham khảo khóa học ghi chép thông minh dưới đây.
Đây là khóa học của thầy: Nguyễn Phùng Phong – Là kỷ lục gia Siêu trí nhớ Thế giới đầu tiên của Việt Nam với 12 năm kinh nghiệm trong việc đào tạo và phát triển tiềm năng con người.
Bạn có thể xem qua giới thiệu về khóa học:
https://youtu.be/p6bsm9hqyAs
Hoặc xem chi tiết: Đánh giá khóa học ghi chép thông minh thuộc bài tại lớp
Khóa học này phù hợp với ai?
Khóa học ghi chép thông minh thuộc bài tại lớp phù hợp với các bạn học sinh từ cấp 2 trở lên cho đến các bạn sinh viên đang trên giảng đường đại học. Ghi chép thông minh là một kĩ năng cực kì cần thiết.
Nó có tác động lớn đến kết quả học tập của bạn. Đồng thời cũng là cách giúp bạn rèn luyện kĩ năng tư duy rất tốt.
Vì thế đừng bỏ qua những cách ghi chép thông minh. Nếu ba mẹ nào muốn dạy con tư duy thì hãy cho con học khóa học này nhé.