Ai cũng biết tầm quan trọng của việc tiêm phòng là nhằm phòng tránh cho trẻ nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, lại không có nhiều bà mẹ nắm rõ được bé nhà mình cần tiêm bao nhiêu mũi vacxin là đủ. Vậy các mũi tiêm phòng cho trẻ bao gồm những gì? Bài viết dưới đây là lịch tiêm phòng cho trẻ theo độ tuổi mà cha mẹ bắt buộc phải nhớ. Mẹ hãy lưu lại để không bỏ xót mũi tiêm nào nhé.
Tiêm phòng sau khi sinh
Trong vòng 24h sau khi sinh, bé sẽ được tiêm phòng vắc xin viêm gan siêu vi B. Đây là loại vắc xin giúp bé phòng chống lại virus viêm gan B. Bé có thể sẽ bị sốt nhẹ hoặc đau ở vết tiêm. Tuy nhiên, mẹ nên đưa bé đến viện để khám nếu có biểu hiện khác thường.
Dưới 1 tháng tuổi
Đối với những bé dưới 1 tháng tuổi cần tiêm phòng BCG càng sớm càng tốt để ngừa bệnh lao phổi.
Trẻ từ 2-6 tháng tuổi
Khi trẻ được 2-6 tháng tuổi, mẹ cần tiêm cho trẻ những mũi tiêm dưới đây:
- Tiêm phòng bại liệt mũi 1,2,3
- Tiêm phòng bạch hầu
Bạch hầu là loại bệnh do vi khuẩn gây ra khiến cổ họng bé trở thành màu xám, đen.
- Tiêm phòng bệnh ho gà
Ho gà là bệnh dễ lây lan và sẽ không thể kiểm soát được cơn ho. Thế nên cần tiêm phòng ho gà.
- Tiêm phòng uốn ván
Bệnh uốn ván gây co thắt cơ bắp mạnh, có thể làm cho xương của bé bị phá vỡ.
- Viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4
- Tiêm phòng Hib (Haemophilus cúm B) mũi 1,2,3
Haemophilus cúm B là loại vi khuẩn rất nguy hiểm có thể gây viêm màng não ở trẻ.
- Tiêm Vắc-xin Quinvaxem (vắc xin 5 trong 1):
Nếu mẹ tiêm phòng 5 trong 1 này cho bé thì có thể phòng được 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib. Vắc xin Quinvaxem được tiêm 3 mũi gồm:
+ Mũi 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi
+ Mũi 2: khi trẻ đủ 3 tháng tuổi
+ Mũi 3: khi trẻ đủ 4 tháng tuổi
- Vắc-xin Virus Rota (RV): ngăn ngừa virut gây bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy cấp được sinh ra do virus RV. Vì thế khi bé được 2 tháng tuổi và 4 tháng tuổi cần cho bé dùng thuốc phòng virus Rota. Khi dùng thuốc này, con có thể sẽ bị tiêu chảy nhẹ hoặc nôn mửa nên mẹ đừng lo lắng. Tuy nhiên nếu bất thường cần đưa bé đến bác sĩ ngay.
Tiêm phòng cho trẻ 6-11 tháng tuổi
Bé từ 6-11 tháng tuổi cần tiêm phòng cúm. Mẹ chú ý khi tiêm loại vắc xin phòng cúm này bé có thể sẽ bị sốt nhẹ hoặc đau, sưng, mẩn đỏ ở vết tiêm.
Các mũi tiêm phòng cho trẻ từ 12-15 tháng tuổi
- Tiêm phòng viêm não Nhật Bản
Ở độ tuổi này bé cần được tiêm phòng viêm não Nhật Bản. Đây là bệnh gây ra do nhiễm trùng thần kinh cấp tính. Tiêm phòng viêm não Nhật Bản có 3 liều cơ bản:
+ Mũi 1: tiêm lúc trẻ được 1 tuổi
+ Mũi 2: tiêm sau mũi 1 từ 1-2 tuần
+ Mũi 3: Tiêm sau mũi 2 khoảng 1 năm.
Và sau đó cứ 3-4 năm lại tiêm nhắc lại 1 lần đến khi trẻ qua 15 tuổi thì dừng.
- Tiêm phòng thủy đậu
Thủy đậu là bệnh do virut thủy đậu gây ra khiến bé bị nổi phát bạn. Bệnh lây lan nhanh, có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Từ 12-15 tháng tuổi mẹ hãy nhớ đưa con đi tiêm phòng thủy đậu nhé. Và sau đó tiêm lại vào lúc bé đã 4 đến 6 tuổi.
- Tiêm vắc xin MMR phòng tránh sởi, quai bị, Rubella.
MMR là loại vắc xin giúp trẻ tránh xa 3 loại virus: sởi, quai bị và rubella. Loại vắc xin này cần tiêm khi trẻ từ 12-15 tháng tuổi và tiêm lại khi trẻ được từ 4 đến 6 tuổi.
- Tiêm phòng viêm gan A mũi 1
Với các loại đồ ăn hay thức uống bị ô nhiễm rất dễ khiến virus viêm gan A xâm nhập vào cơ thể bé. Bệnh có thể gây hại cho gan và đi kèm là các triệu chứng: sốt, mệt mỏi, vàng da, chán ăn. Tiêm phòng mũi 1 từ lúc trẻ 12-15 tháng tuổi và mũi 2 cách mũi đầu ít nhất 6 tháng.
Trẻ từ 16-23 tháng tuổi
Ở độ tuổi này các loại vacxin cần tiêm cho trẻ là:
- Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt mũi 4
- Hib mũi 4
- Viêm gan B mũi 4
- Viêm gan A mũi 2
Bé từ 1-9 tuổi
Các mũi tiêm cần thiết:
- Phòng Viêm màng não mô cầu A+C
- Viêm não Nhật Bản mũi 3
- Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu
- Tiêm phòng thương hàn
Trên 9 tuổi
Đối với các bé gái trên 9 tuổi, cần cho bé đi tiêm phòng vắc xin HPV (Human papillomavirus), sẽ giúp bé ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục. Loại vắc xin HPV cần tiêm 3 liều trong thời gian 6 tháng và cho các con từ 9- 26 tuổi.
Những điều ba mẹ cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm chủng
- Theo dõi và tiêm chủng đầy đủ theo lịch cụ thể của chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Giữ ấm đúng cách cho trẻ tránh bị viêm đường hô hấp dẫn đến viêm phế quản, phổi.
- Ngồi lại khoảng 15-30 phút theo dõi sau khi tiêm xem bé có dị ứng với thuốc không.
- Theo dõi xem trẻ có biển hiện gì khác lạ sau khi đi tiêm chủng về không để còn có biện pháp phù hợp. Nếu phát hiện thấy trẻ có những biểu hiện nặng như: sốt cao trên 39 độ C, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm… thì ba mẹ cần đưa con đến ngay bệnh viện.
Trên đây là tất tần tật các mũi tiêm phòng cho trẻ mà ba mẹ nào cũng cần nắm vững để không bỏ xót bất cứ mũi tiêm nào. Ba mẹ hãy lưu lại lịch tiêm phòng cho trẻ để đưa trẻ đi tiêm đầy đủ nhé.