Ăn dặm kiểu Nhật là gì? Chia sẻ thực lòng về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật của mẹ Pi

chia sẻ bởi Ngọc Hiệp

Dịch Covid 19 vẫn đang hoành hành khắp mọi nơi trên thế giới, Việt Nam cũng đang chống dịch bằng việc cách ly xã hội và đã 2 tuần thực hiện chính sách của Đảng và Nhà Nước: ngồi nhà chống dịch. Mình cũng tranh thủ thời gian này ngồi nhà chơi với con, chăm sóc gia đình, nấu ăn và viết blog.

8 tháng tuổi khoảng thời gian này Pi nhà mình đang ăn dặm và cần một thực đơn khoa học, đầy đủ và chi tiết nhất. Chính vì thế, nhân tiện tìm hiểu thêm để cho con ăn dặm mình lên chia sẻ cùng mọi người để chúng ta có thêm kiến thức ăn dặm cho con.

Chủ đề hôm nay mình muốn chia sẻ cùng bạn là ăn dặm kiểu Nhật. Bài viết này sẽ tổng hợp tất tần tật về ăn dặm kiểu Nhật, thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 5 tháng, 6 tháng, 7 tháng, 8 tháng, 9 tháng, 10 tháng, 11 tháng, 12 tháng…

Trước khi tìm hiểu về ăn dặm kiểu Nhật, bạn hãy xem bé nhà mình đã đến tuổi nên cho ăn dặm hay chưa qua bài viết: Khi nào nên cho bé ăn dặm?

ăn dặm kiểu nhật

Ăn dặm kiểu nhật là gì?

Nghe thì đã nhiều nhưng chắc hẳn một số bạn vẫn chưa hiểu ăn dặm kiểu Nhật là như thế nào? Và chắc chắn bạn sẽ vô cùng bỡ ngỡ khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật lần đầu.

Vậy ăn dặm kiểu Nhật là gì? Là phương pháp cho bé ăn riêng lẽ từng loại thức ăn chứ không trộn lẫn vào nhau, tôn trọng hương vị nguyên bản của từng loại thực phẩm. Đây là cách các mẹ Nhật cho con ăn dặm. Và phương pháp này đã được lan truyền khắp mọi nơi trở thành phương pháp ăn dặm phổ biến mà ngày nay nhiều bà mẹ Việt đã và đang áp dụng cho con mình ăn dặm.

khái niệm ăn dặm kiểu nhật

Lưu ý quan trọng khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật bạn cần nhớ những nguyên tắc sau:

– Bổ sung đầy đủ cân bằng 3 nhóm thực phẩm: tinh bột – đạm – vitamin.

– Cân bằng giữa thực phẩm với sữa mẹ hoặc sữa công thức.

– Cho bé ăn nhạt

– Cho bé ăn theo nhu cầu

– Tuyệt đối không ép bé ăn, uống khi bé đang khóc, quấy hoặc không hợp tác.

– Cho bé ngồi ăn nghiêm túc chứ không bế đi rong

– Trong khi ăn không xem tivi hay chơi đồ chơi, nghịch điện thoại, ipad…

– Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn.

– Không so sánh khả năng ăn của trẻ so với những bé khác vì mỗi bé có nhu cầu và thể chất khác nhau.

– Lựa chọn nguồn thực phẩm phù hợp, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Căn cứ vào sự phát triển cơ địa của từng trẻ mà cho trẻ ăn thô sớm hay muộn. Và nhớ điều chỉnh chế độ ăn thô sao cho phù hợp với bé.

Ưu điểm của ăn dặm kiểu nhật

Những ưu điểm khi bé được ăn dặm kiểu Nhật đó là:

  • Kích thích khả năng vị giác của trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Do ăn dặm kiểu Nhật sẽ chế biến các món ăn riêng lẽ nên bé có cơ hội nếm nhìu vị tự nhiên của các loại thực phẩm từ đó kích thích vị giác tốt hơn.
  • Kĩ năng nhai: bé được ăn thức ăn thô sớm nên sẽ học được kĩ năng nhai tốt hơn.
  • Không gây nhàm chán: Ăn dặm kiểu Nhật mang lại tính thẩm mỹ cao cho các món ăn nên sẽ giúp bé hào hứng và không thấy nhàm chán khi bước vào bữa ăn.
  • Giúp bé tự lập hơn: Bé sẽ nhanh chóng tự ngồi ăn mà không cần cha mẹ trợ giúp.

ưu nhược điểm của ăn dặm kiểu nhật

Nhược điểm của ăn dặm kiểu nhật

Bên cạnh những ưu điểm thì nhược điểm của ăn dặm kiểu Nhật là:

1. Mất nhiều thời gian

Vì các món ăn được chế biến riêng lẻ nên mẹ sẽ mất khá nhiều thời gian cũng như việc nghĩ công thức, lên thực đơn, nguyên liệu cũng ngốn khá nhiều thời gian của bạn. Nếu nếu bạn là người bận rộn rất có thể sẽ không áp dụng được phương pháp này.

2. Tốn nhiều tiền

Để chế biến mỗi bữa ăn dặm cho con, bạn sẽ cần phải chuẩn bị kha khá đồ đạc như: nồi áp suất, dao, thớt, thìa, môi, muỗng, bát ăn dặm riêng… Ngoài ra, bạn cần mua thêm bộ dụng cụ chế biến đồ ăn dặm kiểu nhật gồm đĩa, mài, ray, chày nghiền, vắt, bát, muỗng… để thuận tiện cho việc nấu ăn.

3. Bé có thể sẽ không ăn được nhiều

Vì phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đặt tiêu chí tôn trọng sở thích của bé nên khi bé không thích ăn mẹ sẽ không ép vì thế có thể thời gian đầu bé sẽ ăn được khá ít. Nhưng mẹ cũng đừng lo lắng hay vội vàng nha. Hãy kiên nhẫn và thường xuyên đổi bữa cũng như nấu cho con những món vừa đẹp mắt vừa ngon miệng chắc chắn bé sẽ không phụ lòng mẹ đâu.

4. Mẹ dễ dàng bỏ cuộc

Từ những nhược điểm trên: tốn thời gian, tốn tiền, bé ăn được ít… dẫn đến việc người mẹ rất có thể sẽ bỏ cuộc ngay thôi.

Không đâu xa, ngay bản thân mình cũng vậy, mình khá là bận nên thời gian chế biến thực phẩm ăn dặm cho con hầu như là không nhiều nên việc ăn dặm kiểu nhật chỉ được mình áp dụng vào dịp cuối tuần. Thứ 7 chủ nhật được nghỉ mình mới có thời gian nấu ăn dặm kiểu nhật cho con còn bình thường bà sẽ cho cháu ăn dặm truyền thống các bạn ạ. Có bạn nào như mình không ạ?

Ăn dặm kiểu Nhật phù hợp với những mẹ và bé nào?

1. Đối với các bé

Sau khi đọc những ưu điểm khi cho con ăn dặm kiểu Nhật phía trên chúng ta có thể rút ra dược kết luận là: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hoàn toàn phù hợp với tất cả các bé nha mọi người.

Còn đối với các mẹ thì sao?

2. Đối với các mẹ

Cho con ăn dặm kiểu Nhật là cả 1 hành trình đòi hỏi mẹ phải kiên trì, dành nhiều thời gian, công sức để chế biến thực phẩm cho con. Vậy cách ăn dặm kiểu Nhật sẽ thực sự phù hợp với các mẹ:

  • Có nhiều thời gian rãnh rỗi để chăm con
  • Kiên trì, khéo léo theo đuổi đam mê chế biến món ăn dặm kiểu Nhật
  • Có điều kiện một chút để còn sắm đồ chế biến thức ăn dặm cho con

Thực tế thì hầu hết các mẹ Việt hết 6 tháng nghỉ sinh là đều phải quay lại với công việc nên vấn đề chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật cho con tốn khá nhìu thời gian công sức của mẹ. Và bản thân mình cũng vậy, mình chia sẻ với các bạn là mình vẫn chọn cho con ăn dặm kiểu Nhật nhưng chỉ ăn dặm kiểu Nhật những hôm mình rãnh rồi và hầu như vào cuối tuần. Còn lại thì mình cho bé ăn dặm truyền thống cho nhanh. Bạn cũng có thể kết hợp như vậy cho bé nha. Kết hợp giữa nhiều phương pháp ăn dặm khác nhau để con có thể phát triển toàn diện mà mẹ cũng đảm bảo được thời gian dành cho công việc và gia đình.

Cách chế biến đồ ăn dặm cho bé

Dụng cụ chế biến đồ ăn dặm kiểu nhật

Trước khi chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật bạn cần phải chuẩn bị những dụng cụ sau đây:

  1. Cốc nấu cháo
  2. Cân định lượng
  3. Ly và muỗng định lượng
  4. Đồng hồ hẹn giờ
  5. Bộ chế biến thức ăn: đĩa, mài, ray, chày nghiền, vắt, bát, muỗng…
  6. Dao, thớt, nồi, chảo: những thứ này có thể dùng chung với đồ dùng hằng ngày trong bếp. Bạn nào cẩn thận hay nhiều xiền thì có thể sắm riêng cho bé loại nhỏ hơn cho tiện.

Cơ bản bạn chỉ cần chuẩn bị 6 món trên là đủ bộ dụng cụ chế biến đồ ăn dặm cho bé rùi nha.

dụng cụ chế biến đồ ăn dặm kiểu nhật

Các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm kiểu Nhật được chia thành 4 giai đoạn chính. 4 giai đoạn ăn dặm sẽ tương ứng với thực đơn cùng phương pháp chế biến thức ăn là khác nhau. Đồng thời độ thô của thức ăn cũng sẽ được tăng dần theo từng tháng tuổi.

Giai đoạn 1: Trẻ từ 5-6 tháng tuổi – Giai đoạn ăn dặm nuốt chửng

  • Độ thô: Rây thức ăn cho đến khi đạt độ mềm mịn như sữa chua
  • Cách sơ chế: Ninh mềm + Rây mịn
  • Tinh bột: Gạo nấu theo tỷ lệ 1:10 (1 gạo – 10 nước)
  • Rau củ: Nghiền nhuyễn và rây mịn
  • Protein (thịt, cá…): Nghiền nhuyễn và rây mịn
  • Số lượng bữa: Khi trẻ 5 tháng tuổi bạn nên cho bé ăn 1 bữa/ngày, bước sang tháng thứ 6 có thể tăng lên 2 bữa/ngày

Ví dụ về thời gian biểu 1 ngày của bé 5-6 tháng

thời gian biểu ăn dặm cho bé 5-6 tháng

Ở giai đoạn này trẻ sẽ bắt đầu ăn dặm từ 1 thìa cháo nghiền, cháo sẽ được nấu theo tỉ lệ 1:10. Khi trẻ bắt đầu quen với cháo, bạn cho trẻ ăn tăng dần lên. Mới đầu mỗi ngày chỉ nên cho bé ăn 1 loại thực phẩm. Có thể luộc cà chua hoặc rau cải búa xôi thật mềm rùi đem nghiền mịn trộn cùng cháo.

Mới đầu chắc chắn bạn sẽ hơi bị nản khi cho bé ăn bởi bé sẽ không chịu ăn và còn nhè ra ngoài. Nhưng đừng nản bởi giai đoạn này chỉ là cho bé ăn cho quen thôi chứ chưa ăn được nhiều đâu.

Giai đoạn 2: Từ 7-8 tháng tuổi – giai đoạn nhai trệu trạo

  • Độ thô: Thức ăn được chế biến, nghiền nát đến mức mềm như đậu phụ
  • Cách sơ chế: Ninh mềm + ghiền nhỏ
  • Tinh bột: Gạo nấu theo tỷ lệ 1:7
  • Rau củ: Nghiền sơ
  • Protein: Nghiền sơ
  • Số lượng bữa: 2 bữa/ngày

Khi bé đã quen với việc ăn dặm từ lúc 5-6 tháng, thì thời điểm này bé đã có thể nhai trệu trạo thức ăn, dùng lưỡi đẩy thức ăn vào sâu trong cổ họng và nuốt chửng thức ăn.

Thời điểm này bạn có thể cho con ăn 2 bữa/ngày vào buổi sáng và buổi chiều tối. Bé nhà mình ăn lúc 11h trưa và 6h tối, còn lại là uống sữa và ăn thêm hoa quả, bánh trái…

Bé được 7-8 tháng là mình cho bé khám phá nhiều thức ăn mới như tôm, cua, cá, tất cả các loại thịt, rau, củ quả và đổi bữa cho bé thường xuyên để bé không thấy ngán. Nói chung từ độ tuổi này trở đi bé đã có thể ăn được mọi thứ rồi. Nhưng đừng cho con ăn quá nhìu hay tạp nham dễ khiến bé đầy hơi khó chịu. Thực phẩm, rau củ quả cần đảm bảo vệ sinh an toàn.

Mời bạn tham khảo lịch trình một ngày của bé Pi nhà mình thời điểm này.

Hãy rèn cho con có lịch ăn uống ngủ nghỉ đúng giờ để con ngoan, mẹ khỏe nha.

thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng

Tham khảo chi tiết: Tiêu chuẩn nguyên liệu và thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 7-8 tháng

Giai đoạn 3: 9-11 tháng tuổi – Giai đoạn nhai tóp tép

  • Độ thô: Thức ăn được thái hoặc nghiền đến mức mềm như chuối chín
  • Cách sơ chế: Ninh mềm + Băm hoặc thái miếng 5mm
  • Tinh bột: Gạo nấu theo tỷ lệ 1:4
  • Rau củ: Cắt 5mm
  • Protein: Xé tơi
  • Số lượng bữa: 3 bữa/ngày

Ở giai đoạn này bé đã có thể cắn thức ăn bằng răng cửa. Bé nhà mình thời điểm này đã có 4 cái răng cửa và chuyên cắn ti mẹ, cắn và gặm nhấm cả thế giới là sở thích của nàng ta.

Pi đang ăn dưa hấu:

https://youtu.be/rhJKR0w1Yt4

Những lưu ý khi cho bé ăn dặm ở giai đoạn này:

  • Nên cho bé ăn cùng bữa với cả gia đình
  • Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn
  • Tạo cơ hội cho bé bốc ăn
  • Ăn bằng tay là thể hiện mong muốn tự ăn
  • Cho bé nhìn ba mẹ nhai
  • Vẫn chưa nên cho bé ăn thức ăn cứng vì bé vẫn chưa thể nghiền nát thức ăn cứng
  • Sắm cho bé một chiếc ghế ăn dặm để bé ngồi ăn
  • Bày hết đồ ăn ra bàn của ghế ăn vừa với tầm với tay của bé để bé tự chọn món mình thích

Ví dụ lịch trình 1 ngày của bé trong giai đoạn 9-11 tháng

thực đơn ăn dặm cho bé 9-12 tháng

Giai đoạn 4: 12 -18 tháng tuổi – Giai đoạn nhai thành thạo

  • Độ thô: Hơi cứng như miếng thịt viên
  • Cách sơ chế: Thái miếng
  • Tinh bột: Gạo nấu theo tỷ lệ 1:2
  • Rau củ: Cắt 10mm
  • Protein: Nguyên miếng
  • Số lượng bữa: 3 bữa/ngày

Đây là giai đoạn bé cố định ăn 3 bữa sáng – trưa – tối. Bé ăn bằng tay đã khá lão luyện. Không những thế bé còn có thể sử dụng thìa và dĩa để ăn.

Giai đoạn này bé đã ăn được hầu hết thức ăn và hấp dụ chất dinh dưỡng cùng năng lượng tốt từ thức ăn. Cơ thể đang trong giai đoạn phát triển nên bạn cần có thực đơn bổ dưỡng đầy đủ chất nhưng cần hạn chế muối và chất béo.

Bữa phụ cho bé cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng. Thực phẩm bổ sung cho bé trong giai đoạn này ngoài 3 bữa chính cần thêm bữa phụ.

Ở giai doạn này bé đang dần hình thành ý thức về bản thân. Bé bắt đầu biết

Ví dụ về lịch trình của một ngày trong giai đoạn 12-18 tháng

thực đơn ăn dặm cho bé 12-18 tháng

Như vậy bài viết này đã tổng hợp tất tần tật về ăn dặm kiểu nhật giúp bạn hiểu hơn về phương pháp này. Tuy nhiên khi đã hiểu và áp dụng được phương pháp này thì mỗi ngày bạn sẽ phải lên thực đơn ăn dặm cho con.

Chúc các bé ăn dặm vui vẻ. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới mình sẽ cố gắng giải đáp hết thắc mắc giúp các bạn bằng kinh nghiệm thực tế mình đã tích lũy được kể từ khi bắt đầu làm mẹ.

Nếu mẹ quan tâm đến vấn đề: GIÁO DỤC SỚM CHO CON?

Hãy tham khảo bài viết: Sách Ehon cho bé?

Gợi ý dành cho bạn:

Cần tây mật ong có thực sự tốt như lời đồn? Sự thật phũ phàng ai cũng nên đọc

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Theo quan điểm của cá nhân mình thì không có một loại “sữa bột pha sẵn tốt nhất hiện nay” mà có

đọc ngay

Dạo gần đây có rất nhiều mẹ inbox hỏi mình về các loại sữa bầu tốt nhất hiện nay. Mình thực sự

đọc ngay

Con gái đã đến tuổi đi học. Mình lại có muôn vàn những nổi lo mới. Trong đó có một vấn đề

đọc ngay

Đã gần 5 năm kể từ lần đầu tiên chuyển phôi. Nay con gái đã gần 4 tuổi rùi, giờ mình lại

đọc ngay

Trong bài viết trước mình đã chia sẻ quan điểm về việc tập Yoga cho nam và những lợi ích của nó

đọc ngay

Hôm nọ vừa mua khoá học tập yoga tại nhà của Nguyễn Hiếu. Về nhà tập được mấy hôm thì anh chồng

đọc ngay
Bí kíp

Chia sẻ Miễn phí

Cách nuôi dạy con trưởng thành mọi mặt của bà mẹ thông thái

>